K3KT1-TTU FORUM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tổn thất khai thác tài nguyên ở Việt Nam!

Go down

Tổn thất khai thác tài nguyên ở Việt Nam! Empty Tổn thất khai thác tài nguyên ở Việt Nam!

Bài gửi  gautruc1110 Sat Sep 11, 2010 3:32 pm

Tổn thất trong khai thác dầu khí của Việt Nam là 50-60%, than hầm lò là 40-60% còn trong chế biến vàng là 60-70%. Đây chỉ là ba trong những con số đau xót về tình trạng lãng phí sử dụng tài nguyên và nhiên liệu, nguyên liệu đầu vào của các ngành sản xuất Việt Nam đã được công bố tại hội thảo ""Phát triển bền vững ngành và doanh nghiệp"" sáng 10/9/2004 tại Hà Nội.


Sản xuất giấy - một ngành tiêu hao nước lớn hơn rất nhiều so với thế giới.

Việt Nam ""rừng vàng biển bạc"" là điều hoàn toàn đúng, nhưng chưa đủ. Việt Nam có trên 5.000 mỏ, với khoảng 60 loại khoáng sản, nhưng phần lớn lại là loại mỏ vừa và nhỏ, hầu hết đều không đủ khai thác với quy mô công nghiệp. Thêm vào đó, nguồn tài nguyên không tái tạo này đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt vì sự khai thác và sử dụng quá lãng phí.

Thất thoát từ khai thác đến chế biến...

Theo TS Lê Minh Đức, phó vụ trưởng Vụ Khoa học Giáo dục Tài nguyên và Môi trường (Bộ Kế hoạch-Đầu tư), tổn thất trong khai thác khoáng sản nhiều ngành lên đến trên 50%. Cụ thể: Khai thác than hầm lò, tổn thất là 40%-60%. Khai thác apatit: 26%-43%; quặng kim loại 15%-30%; vật liệu xây dựng 15%-20%; và dầu khí là 50%-60%.

Đối với các mỏ vừa và nhỏ (chiếm đa số), sự thất thoát không dừng lại ở một vài chục phần trăm mà nguy cơ mất mỏ là rất nghiêm trọng. Do năng lực có hạn, khai thác phần lớn là thủ công, nên đa số các mỏ nhỏ hiện nay chỉ lấy được những phần giàu nhất, bỏ đi toàn bộ các quặng nghèo và khoáng sản đi cùng, dẫn đến không thể tận thu được.

Bên cạnh đó, tổn thất trong chế biến khoáng sản cũng rất cao. Khai thác vàng là một ví dụ, do độ thu hồi quặng vàng trong chế biến (tổng thu hồi) hiện chỉ đạt khoảng 30%-40%, nghĩa là hơn một nửa thải ra ngoài bãi thải, không chỉ mất mát mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nếu so với chỉ tiêu một số nước, thu hồi vàng trong quặng thường chiếm 92%-97%, thì rõ ràng đây là một tổn thất quá lớn. Đối với những mỏ vừa và nhỏ, chủ yếu do dân tự khai thác với công nghệ thô sơ, rõ ràng càng không thể đánh giá hết những tổn thất.

Với tài nguyên nước, mức sử dụng nước ở nhiều ngành công nghiệp là rất cao và lãng phí, đặc biệt khu vực tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thất thoát nước dùng trong sản xuất phần lớn không thể kiểm soát được. Rõ rệt nhất là ngành bia, trên thế giới để sản xuất 1 lít bia trung bình sử dụng khoảng 4 lít nước, song ở Việt Nam cao hơn gấp ba lần (khoảng 13 lít nước). Các ngành dệt và ngành giấy cũng ở tình trạng tương tự.

Về tiêu hao năng lượng, với ngành thép, công nghệ sử dụng của Việt Nam hiện có thời gian nấu cao hơn 360% so với thế giới, các chỉ tiêu tiêu hao thép phế, điện và điện cực đều quá cao, đặc biệt tiêu hao điện bằng 257% so với các nước, song công đoạn cán có tốc độ chỉ bằng 12,7% so với các nhà máy trên thế giới.

Hiệu quả kém vì công nghệ khai thác lạc hậu

Theo các nhà khoa học, chính sự yếu kém về ý thức, về công nghệ và sự lựa chọn thiếu cân nhắc công suất sản xuất (quá nhỏ, phân tán...) đang làm tăng chi phí tài nguyên nói chung trong hầu hết các ngành công nghiệp. Hầu hết các ngành mới huy động được công suất trung bình đạt 50%-60%, nên hiệu suất sử dụng nguyên liệu, năng lượng đã bị giảm đi đáng kể. Đơn cử, các số liệu thống kê của ngành giấy cho thấy các chỉ số tiêu hao nguyên liệu sẽ giảm từ 1/3 đến một nửa nếu công suất được nâng từ 50.000 tấn/năm lên gấp đôi.

Tuy nhiên, các ngành và doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của công nghệ với việc giảm lãng phí đầu vào. Thống kê của Bộ Khoa học-Công nghệ cho thấy: Chỉ có chưa đến 0,01% tổng doanh thu của doanh nghiệp dành cho đầu tư mới công nghệ. Bên cạnh đó, mặc dù được khuyến cáo về ưu tiên nhập các thiết bị công nghệ từ các nước G7 song do nguồn đầu tư hạn hẹp, đa phần doanh nghiệp mua các thiết bị từ Trung Quốc, Đài Loan giá rẻ, chất lượng trung bình nên càng làm cho nguyên, nhiên liệu đầu vào tăng cao.

""Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam"" vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành ngày 17/8 vừa qua. Đây là một chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện cam kết về tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để chiến lược này thực sự đi vào đời sống thì chắc chắn cần có những quy định cụ thể hơn.

gautruc1110

Tổng số bài gửi : 26
Join date : 04/09/2010
Age : 33
Đến từ : Duong Noi - Ha Dong - Ha Noi

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết